12 giờ,ẹđơnthânnămchạyGrabđểmởrộngcánhcửađạihọtile ca cuoc euro chị Trần Thị Như Thùy (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cùng con trai là Trần Thiên Quang (học lớp 12 hệ trung cấp, trường Cao đẳng nghề TP.HCM) tranh thủ ăn trưa. Tất bật từ sáng đến tối với những đơn hàng nối tiếp nhau, hiếm khi chị có thời gian nghỉ ngơi. Thế nhưng phòng trọ mẹ con thuê ở, sạch tinh, đồ đạc sắp xếp khá gọn gàng.
Rẽ ngang để không “thiếu trước hụt sau”
Trước đây, chị Thùy bươn chải kiếm sống khi làm công nhân, công việc ở xưởng kéo dài 8 tiếng/ngày. Năm 2016, người mẹ nhận ra vẫn còn thời gian nên ráng làm thêm bằng cách đăng ký Grab, mong có thêm thu nhập buổi tối. Vài tháng sau, chị quyết định chuyển hẳn sang làm tài xế công nghệ vì thấy thu nhập cao hơn và thời gian làm việc tự do.
“Lúc tôi làm ở công ty, con bị bệnh tôi xin nghỉ nhưng quản lý nói phải xin phép trước một tuần mới duyệt. Lúc đó, giáo viên ở trường gọi điện đến đón con về nhưng người quản lý vẫn không đồng ý. Sức khỏe của con là quan trọng nên tôi buộc phải nghỉ ngang, đến trường đón con về chăm sóc. Đó là một trong những lý do khiến tôi quyết định rẽ hướng sang làm tài xế công nghệ”, chị nói.
Chạy xe đối mặt nắng mưa nhưng chị có thêm những niềm vui khác từ công việc. Đó là những cuộc trò chuyện với khách, gặp và hiểu thêm nhiều ngành nghề khác. Điều đó cũng giúp chị cảm thấy quãng đường di chuyển ngắn hơn. Mỗi lần khách lên xe, chị đều bắt chuyện cho họ vui vẻ, thoải mái. Ngày trước, chị chịu khó chạy đều, thu nhập hơn chục triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền này, chị dành 3 - 4 triệu đồng trả tiền trọ, tiền ăn uống và đóng học cho con. Dù không dư dả nhưng nghề tài xế cũng giúp mẹ con chị thoát cảnh “thiếu trước hụt sau”.
“Thời gian đầu, tôi chưa chạy giao hàng chỉ chở khách. Tôi sợ nhất bị khách chọc ghẹo “xe ôm là phải ôm”. Thỉnh thoảng, vẫn có khách trêu nhưng riết quen, tôi từ chối khéo là được. Tôi chạy đến 12 giờ khuya, khách cũng khuyên về sớm nhưng vẫn phải ráng, cố chút lo cho con”, chị nói.
Có thể xem chị Thùy là một trong những đối tác tài xế “đời đầu” của Grab, chính vì vậy khi vào nghề chị cũng tham gia vào tổ đội có tên là “Đoàn kết”. Anh em trong đội sẽ hỗ trợ nhau khi cuốc xe gặp sự cố, chia sẻ những thông báo. Chị nhận ra, họ là những người xa lạ nhưng vẫn tận tình giúp đỡ, “tình người vẫn đây đó” giữa cuộc sống bộn bề lo toan.
Cố chắp cánh ước mơ cho con
Chị và chồng cũ ly hôn khi đang mang thai, một thời điểm thật khó khăn cho người phụ nữ. Hôn nhân đổ vỡ, một mình chị làm việc nuôi con đủ thứ vất vả, nặng nhọc. Đánh đổi đôi bàn tay chai sạm vì nắng gió, người mẹ vẫn vui vẻ chấp nhận miễn là có tiền nuôi con. Thoáng chốc, 7 năm đã qua, từ một cậu bé lớp 5 khi mẹ bắt đầu chạy Grab giờ bé Thiên Quang đã sắp là một chàng trai trưởng thành. Giờ con đã lớn, sự vất vả cũng vơi đi ít nhiều.
“Tôi chạy xe từ khi con học lớp 5. Hồi đó, mỗi ngày tôi chở con đi học bán trú rồi chạy xe cả ngày. Ngày nghỉ, tôi dặn con ở nhà chơi ngoan, dù đi ngoài đường nhưng vẫn gọi điện về hỏi thăm, nhắc nhở con ăn uống đầy đủ. Tôi cũng áy náy khi không có thời gian đưa con đi chơi nhưng con rất hiểu chuyện, không đòi hỏi để mẹ yên tâm chạy xe kiếm tiền trang trải”, người mẹ bộc bạch.
Chị là con đầu, còn một em trai, em gái. Mẹ chị ở cùng em trai thuê trọ bên Q.7, nên mỗi khi có cuốc xe gần đó, chị đều ghé vào thăm mẹ. Mỗi ngày của người mẹ đơn thân bắt đầu từ sáng sớm. Tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, ăn sáng, hành khách đầu tiên chị chở trong ngày là con trai. “Tôi luôn động viên con học chăm chỉ, nhìn mẹ học không đến nơi đến chốn sẽ vất vả. Tôi dồn hết mọi công sức, tiền bạc tất cả vì con để tương lai tốt đẹp hơn. Tôi mong con sẽ thực hiện ước mơ vào giảng đường đại học”, người mẹ trải lòng.
Chị biết nếu con vào đại học thì thu nhập hiện tại sẽ là một thử thách. Dù vậy, chị sẽ cố gắng hết sức, cố gắng siêng năng chạy thêm cuốc xe, nhận thêm đơn hàng, vay mượn người thân để có tiền lo học phí cho con. “Tôi quyết định sẽ cho con học đại học dựa trên vào sức lực, mong muốn của con”, chị nói.
Hai năm trước, Thiên Quang thương mẹ, cũng xin đi làm thêm nhưng chị không đồng ý vì muốn con tập trung vào học. Cách đây vài tháng, thấy con ở nhà một mình, chị đồng ý cho con đi làm thêm để có cơ hội giao lưu với mọi người, học hỏi thêm với điều kiện: con phải sắp xếp được thời gian, không ảnh hưởng đến chuyện học hành.
Thiên Quang tâm sự, khi đi ngoài đường thấy những tài xế phải dãi nắng, dầm mưa, em hay nhớ đến mẹ. Không thường xuyên bày tỏ tình cảm trực tiếp nhưng em luôn cố gắng học tập, xem đó là món quà, niềm động viên cho mẹ. Hồi trước, chàng trai thỉnh thoảng cùng mẹ đi giao hàng để có thêm sự trải nghiệm. “Với em, mẹ là người hiền lành, tốt bụng, yêu thương em hết mực. Em thích ngành công nghệ thông tin nên sẽ cố gắng hết mình để học ngành này ở trường đại học. Em cũng thường gọi điện nhắc mẹ về sớm, tránh đi buổi đêm gặp nguy hiểm”, cậu con trai con cho biết.
Tháng 10 với một ngày đặc biệt dành cho chị em phụ nữ, nhưng chị Thùy không hề nghĩ gì cho bản thân. Chị mong chị em phụ nữ luôn có một mái ấm gia đình hạnh phúc, vui vẻ. “Tôi cũng mong bản thân có sức khỏe để ráng lo cho con khôn lớn, trưởng thành. Nhìn thấy con vui vẻ, chăm ngoan đã là món quà tuyệt vời của bất kỳ người làm mẹ nào như tôi”, chị bày tỏ.